Độ dày lớp kẽm ở cả hai mặt là 0,12 micro lên đến 0,18 micro. Tùy theo các sản phẩm ứng dụng khác nhau, người ta chia tôn mạ kẽm thành 2 loại chính: Tôn mạ kẽm cứng và tôn mạ kẽm mềm.
Do được phủ một lớp mạ kẽm nên tôn có khả năng chống ăn mòn cao trong môi trường tự nhiên. Như chống rỉ, chống bám rêu và có độ bền cao. Sản phẩm tôn mạ kẽm có bề mặt nhẵn bóng, cơ tính phù hợp cho các ứng dụng khác nhau.
Ưu điểm của tôn mạ kẽm
Việc mạ kẽm giúp tăng độ bền cho tôn. Mặt khác chi phí mạ kẽm thấp hơn so với nhiều loại lớp phủ bảo vệ khác. Vậy ta có thể tóm gọn ưu điểm tôn mạ kẽm:- Khả năng chống oxy hóa mạnh.
- Giá thành rẻ
- Có độ bền cao
- Tôn kẽm khá nhẹ, dễ vận chuyển và lắp đặt. Có thể xếp chồng nhiều lớp lên nhau hoặc dạng cuôn.
- Bề mặt nhẵn mịn, sáng bóng tạo tính thẩm mỹ cao.
- Dễ tháo dỡ và tái sử dụng.
Ứng dụng của tôn mạ kẽm
- Ứng dụng đầu tiên của tôn mạ kẽm trong lĩnh vực xây dựng là: dùng để chế tạo các tấm lợp, chế tạo vách ngăn…
- Dùng để chế tạo vỏ của các thiết bị dân dụng điện tử – điện lạnh như tủ lạnh, máy giặt, máy vi tính, nồi cơm điện,…hoặc các sản phẩm công nghiệp, hệ thống thoát nước và thông gió
- Chế tạo một số chi tiết phụ tùng của các loại xe máy, xe ô tô….
- Có thể sử dụng trong lĩnh vực quảng cáo như: các loại bảng hiệu, bảng quảng cáo ngoài trời,…
- Đây còn là chất liệu để chế tạo các loại cửa cuốn, cửa kéo, cửa sập,…
Một số thông số kỹ thuật chung của tôn mạ kẽm
Độ dầy sản phẩm: 0.20 ÷ 3.2mmĐộ dày thông thường gồm: 0.18 mm, 0.20 mm, 0.22 mm, 0.25 mm, 0.30 mm, 0.35 mm, 0.37 mm, 0.40 mm, 0.42 mm, 0.45 mm, 0.47 mm, 0.48 mm, 0.50 mm, 0.52 mm, 0.58 mm.
Loại sóng: 13 sóng la phông, 5 sóng vuông, 7 sóng vuông, 9 sóng vuông, tấm phẳng (dạng cuôn, dạng tấm).
Công nghệ: Các sản phẩm mạ kẽm hiện nay hầu hết sử dụng công nghệ NOF, mạ nhúng nóng với công nghệ dao gió.
Bề rộng tôn: 400mm ÷ 1800mm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét